Skip to content
Home » Quy trình trồng trà dây chuẩn để đạt năng suất, chất lượng tốt

Quy trình trồng trà dây chuẩn để đạt năng suất, chất lượng tốt

Chè dây có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis Planch, thuộc họ Nho (Vitaceae). Đây là loại thảo dược thân leo có rất nhiều công dụng cho sức khỏe. Do đó, nhiều địa phương đã nghiên cứu để cho ra quy trình trồng trà dây chuẩn. Dưới đây là quy trình trồng trà dây của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai.

Đặc điểm của cây trà dây

Trước khi tìm hiểu về quy trình trồng trà dây chúng ta sẽ cùng làm rõ những đặc điểm của cây trà dây. Theo đó, ngoài tên gọi phổ biến như trà dây, chè dây, cây còn được gọi là thau rả, khau rả, bạch liễm, hồng huyết long, điền bổ trà, ngưu khiên tỵ… Về nguồn gốc và phân bố thì cây mọc nhiều ở khu vực miền núi phía Bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu và một số tỉnh miền Trung như Nghệ An, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

quy trình trồng trà dây 1

Trà dây mọc nhiều ở các vùng đồi núi của nước ta

Xét về đặc điểm thực vật học:

-Chè dây thuộc nhóm cây dây leo, cành hình trụ hình mảnh, tua cuốn đối diện với lá, chia thành 2 – 3 nhánh.

-Lá trà dây là lá kép hình lông chim, mọc so le với khoảng 7 – 12 lá chét mỏng, giòn, méo có phần răng thấp. Gân bên 4 – 5 đôi, lá kèm gần tròn, dạng vẩy.

-Hoa mọc thành từng cụm đối diện với lá thành 2 xim ngả, nụ hoa hình trứng. Hoa mẫu 5.

-Kết ra quả mọng hình trái xoan to 6x5mm, khi chín chuyển sang màu tím đen, bên trong có 3 – 4 hạt cây.

-Ra hoa tháng 6, có quả chín tháng 10.

Công dụng, cách dùng trà dây

Không chỉ là loại cây quen thuộc ở các vùng rừng núi, trà dây còn có rất nhiều công dụng cho sức khỏe. Những năm gần đây, các cơ quan y tế đã nghiên cứu và phát hiện trà dây có nhiều công dụng với các chứng bệnh dạ dày như diệt vi khuẩn HP, hỗ trợ điều trị viêm dạ dày, viêm loét dạ dày hành tá tràng, viêm hang vị dạ dày, viêm trợt niêm mạc, viêm niêm mạc dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản.

Trà cũng giúp an thần, hỗ trợ điều trị mất ngủ, thanh nhiệt, làm mát cơ thể, giúp người dùng ăn uống ngon miệng. Việc dùng trà dây cũng rất đơn giản, người dùng chỉ cần lấy trà dây khô rửa sạch, cho vào nồi sắc lấy nước uống hoặc cho trà dây vào ấm hãm như trà để uống trong ngày.

quy trình trồng trà dây 2

Người dùng có thể sắc trà dây như thuốc hoặc hãm trong ấm như trà để uống

Quy trình trồng trà dây chuẩn

Trà dây nhiều tác dụng với sức khỏe và giá trị kinh tế cao. Do đó, ngoài việc bảo tồn, khai thác trà dây rừng tự nhiên, nhiều người đã nghĩ đến việc nhân giống, trồng trà dây. Những địa phương có điều kiện tư nhiên thuận lợi cũng đã phát triển quy trình trồng trà dây để hướng dẫn bà con. Dưới đây là quy trình trồng trà dây của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai.

– Chọn vùng trồng trà dây: Chọn vùng trồng là bước đầy tiên trong quy trình trồng trà dây đạt chuẩn. Như đã nói ở trên, cây thức hợp với điều kiện khí hậu mát mẻ của đồi núi thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lào Cai.

Do đó, người muốn trồng trà dây chỉ cần chọn các vùng có khí hậu mát mẻ, đất tốt (đất thịt nhẹ, có tầng canh tác dày, pH 5 – 7, độ ẩm cao, thoát nước tốt), cách xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, xa nguồn chất thải nước thải, bãi rác thải hóa chất…. Có thể trồng trà dây kết hợp với các cây khác để cây vừa có chỗ bám vừa tăng năng suất sử dụng của đất.

– Kỹ thuật nhân giống: Trong quy trình trồng trà dây kỹ thuật nhân giống cũng rất quan trọng. Người có ý định áp dụng quy định trồng trà dây do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai hướng dẫn cần lựa chọn cành giống phù hợp. Đó là những cành bánh tẻ, đường kính 5 – 12mm, không có dấu vết sâu bệnh, lấy từ cây mẹ khỏe mạnh. Cành dùng để làm giống sẽ được thu hái vào tháng 8 – 9 hoặc tháng 12 đến tháng 1 năm sau.

quy-trinh-trong-tra-day-3

Để trồng trà dây, người dùng cần chọn giống là những cành bánh tẻ, đường kính 5 – 12mm, không có dấu vết sâu bệnh….

– Chuẩn bị vườn giâm hom: Bước tiếp theo trong quy trình trồng trà dây là chuẩn bị vườn giâm hom. Vườn giâm không chỉ cần có đất tốt mà phải ở khu đất bằng phẳng, gần nguồn nước, tiện đường vận chuyển, thoát nước tốt. Sau khi chọn được vùng đất phù hợp cần làm sạch cỏ dại, xử lý nấm bệnh, xới cho đất tơi xốp.

– Xử lý hom giống: Hom giống cũng cần xử lý cẩn thận. Trong quy trình trồng trà dây chuẩn thì người trồng cần dùng kéo cắt các cành bánh tẻ thành từng hom có kích thước 10 – 15cm, đường kính khoảng 5 – 12 mm. Hom cắt xong phải chấm ngay vào dung dịch kích thích ra rễ rồi giâm tại vườm ươm giống. Cách giâm cũng rất đơn giản, chỉ cần cắm hom nghiêng 60 độ so với mặt đất, cắm ngập trong đất 2/3 chiều dài hom, hom cách hom 7 – 10 cm.

– Chăm sóc vườn hom: Làm vườn hom theo hướng dẫn trong quytrinhf trồng trà dây xong. Người trồng vẫn tiếp tục phải chăm sóc vườn hom để cây giống phát triển tốt nhất. Tốt nhất hãy tưới nước ẩm đầy đủ trong thời gian ươm hom, cần tạo lưới che nắng, mưa cho cây. Hiện thời vụ giâm hom chủ yếu được áp dụng là tháng 8 – 9 hoặc tháng 12 – 1 năm sau.

– Quy trình trồng trà dây giống: Trà dây giống giâm xong cần được trồng đúng theo quy trình. Cụ thể, thời vụ trồng trà dây tốt nhất là khoảng tháng 3 – 5 hàng năm. Khi trồng, cần chọn vùng đất phù hợp, làm kỹ, sạch cỏ dại, đào hố kích thước 30 x 30 x 30 cm. Cuối cùng, tiến hành trồng cây theo mật độ 6.667 cây/ ha với khoảng cách 1,0 x 1,5 m.

Trong quá trình trồng người trồng cần chú ý là lựa chọn thời điểm mưa ẩm để tiến hành trồng cây. Đặt hom giống vào hố xong cần lấp đất cao hơn mặt đất để trách cây bị úng nước. Sau đó, cần bón phân đúng theo quy trình trồng trà dây là khoảng 450 kg Urea + 500 kg Lân Supe + 120 kg Kali cho 1 ha trà dây. Trong đó, toàn bộ phân lân bón lót vào đầu năm. Phân đạm và kali thì chia đều bón sau mỗi đợt thu hoạch lá.

Trong quá trình trồng trà dây cần thường xuyên phát quang cỏ dại để cho cây sinh trưởng phát triển tốt. Đồng thời, chú ý đến sâu bệnh gây hại trên cây trà dây. Dù cây này ít sâu bệnh hại nhưng khi phát hiện cần xử lý ngay bằng phương pháp thủ công. Nếu không không chế được bệnh thì cần xin ý kiến cán bộ nông nghiệp về việc dùng các chế phẩm sinh học cho cây.

– Thu hoạch, sơ chế trà dây: Bước cuối cùng trong quy trình trồng trà dây là thu hoạch và sơ chế. Trà dây vốn là cây lâu năm nên chỉ cần trồng 1 lần là có thể thu hoạch nhiều năm. Mỗi lần thu hoạch chỉ cần cắt phần thân lá tính từ đầu cành dài 40 – 70 cm. Sau đó, đem các thành thu được bó thành bó hoặc bao, túi để vận chuyển về nơi sơ chế.

Chè dây sau khi thu hái về, ngay lập tức sẽ được cắt ngắn sao cho có thật nhiều nhựa trắng của chè chảy ra, sau khi cắt ngắn chè sẽ được đảo đều giúp phần nhựa trắng dính đều vào các cánh chè (Loại chè nào có càng nhiều nhựa trắng dính vào loại chè đó càng tốt).

Tiếp tục chè sẽ được ủ trong thời gian khoảng 8 tiếng để nhựa chè dây chuyển thành phấn và các chất trong chè lên men và phần nhựa bán chặt vào cánh chè, tạo độ phấn cho chè.

Chè tiếp tục được đem ra phơi hoặc sao đến khi khô hẳn. Chè đạt tiêu chuẩn phải là loại chè có màu xanh nhạt, chè có mùi thơm dịu, có nhiều phấn trắng bám vào búp chè (Nếu ta nhìn không kỹ cứ tưởng là chè bị mốc, nhưng không phải mà đây là phấn của chè, là kết quả của một quá trình chế biến rất phức tạp mới tạo ra được loại phấn trắng này trên sản phẩm trà dây).

Trên đây là quy trình trồng trà dây của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với ai đang muốn chăm sóc sức khỏe và làm giàu từ trà dây.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *