Skip to content
Home » Những điều cần biết về cây trà dây

Những điều cần biết về cây trà dây

Nhiều người đang truyền tại nhau về những công dụng của trà dây với sức khỏe, đặc biệt là bệnh dạ dày. Vậy trà dây là cây gì? Chúng có tác dụng như thế nào với sức khỏe?

Trà dây là gì?

trà dây 1

Trà dây còn có các tên gọi khác như bạch liễm, khau rả

Trà dây là một loài thực vật hai lá mầm thuộc họ Nho. Cây còn có tác tên gọi khác như bạch liễm, chè dây, khau rả với danh pháp khoa học là Ampelopsis cantoniensis.

Tại Việt Nam, cây chè dây mọc nhiều ở các vùng núi cao. Tuy có thân leo nhưng thân vào cành của cây chè dây khá cứng, lá mọc kép hình lông chim, thường có khoảng 3 – 7 lá, phần mép lá có răng cưa. Nếu quan sát kỹ sẽ thấy trên mặt lá chè dây có đốm trắng, ban đầu nhìn nhầm tưởng mốc nhưng nhiều người nhận định chè dây phải có đốm trắng, càng nhiều đốm trắng thì trà càng tốt.

Ngoài ra, do thuộc họ cây leo nên trà dây thường có các tua cuốn để bám vào các cây khác, đỡ cho thân, lá được đứng cách mặt đất. Về hoa thì hoa của trà dây mọc nhiều, có màu trắng, bé. Mỗi hoa lại có 5 cánh và 5 lá đài. Quả nhỏ, khi quả chín sẽ có màu đen.

Dù hình thức không quá nổi bật nhưng chè dây được đánh giá là loại trà có nhiều hơp chất hữu ích và những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người.

Nghiên cứu về cây trà dây hỗ trợ điều trị bao tử

tra-day-2

Trà dây hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày hiệu quả

Từ lâu, chè dây đã được người dân các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày, chữa mất ngủ, an thần, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm…. Tuy nhiên, không chỉ là vị thuốc dân gian, chè dây cũng là tâm điểm của nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Trên thế giới, nhiều nhà nghiên cứu đã bắt tay vào làm rõ thành phần và công dụng của trà dây.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, thành phần của cây chè dây rất giàu chất flavonoid toàn phần, chiếm tới 18.15 _ 0.36%. Trong đó, riêng myricetin đã chiếm 5.32 _ 0.04%. Đây là một thành viên của lớp flavonoid, thuộc các hợp chất polyphenolic có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ để phòng ngừa bệnh tật, chống lại quá trình lão hóa hiệu quả. Hiện myricetin chỉ được tìm thấy trong một số loại rau, trái cây, quả mọng, quả hạch, trà và rượu vang đỏ.

Ngoài ra, chè dây cũng chứa khoảng 10.82 -13.30% tannin và hai loại đường là Rhamnese và Glucase. Xét về tính an toàn thì các nghiên cứu đã chỉ ra trong trà dây không có các nhóm chất độc thường xuất hiện trong các loại dược liệu như alcaloid, saponin…

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đã tiến hành làm rõ công dụng của trà dây rừng với sức khỏe con người. Một trong các công trình nghiên cứu nổi bật về trà dây là Công trình nghiên cứu cấp nhà nước của Phó giáo sư – Tiến sĩ Vũ Nam – Phó Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương và Giáo sư – Tiến sĩ khoa học Nguyễn Khánh Trạch – Trưởng Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Hà Nội mang tên Đánh giá tác dụng của trà dây với bệnh loét dạ dày, hành tá tràng trên lâm sàng, nôi soi và giải phẫu.

Ngoài ra, Viện dược liệu trực thuộc Bộ Y tế cũng đã tiến hành nghiên cứu về trà dây. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chè dây có tác dụng diệt vi trùng, vi khuẩn, giảm độ acid trong dạ dày để bệnh nhân viêm loét dạ dày dễ liền sẹo (nếu nồng độ acid cao thì nó sẽ tác động vào vết loét khiến vết loét khó lành, thậm chí lan rộng).

Trà dây cũng được chứng minh là có khả năng cắt cơn đau do viêm loét hành tá tràng với tỷ lệ 93,4%. Con số này thậm chí còn cao hơn so với các thuốc chuyên trị bệnh viêm loét hành tá tràng, ví dụ như Alusi chỉ đạt 89%. Thời gian cắt cơn đau của trà dây cũng khá ngắn. Bệnh nhân dùng trà dây chỉ mấy thời gian trung bình từ 8 – 9 ngày. Trong khi đó, con số này ở Alusi là 17 ngày.

Tổng hợp các công dụng của trà dây khô

tra-day-3

Trà dây cũng có khả năng an thần hiệu quả

Căn cứ vào kinh nghiệm dân gian ở các vùng có trà dây và các nghiên cứu khoa học đã được thực hiện thì có thể thấy trà dây có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh, nâng cao sức khỏe. Đặc biệt, trà dây có khả năng phòng chống, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày, viêm loét hành tá tràng hiệu quả. Uống trà dây thường xuyên giúp người bệnh giảm nhanh các cơn đau thượng vị, ợ chua, buồn nôn, khó tiêu, nóng ngực.

Lý giải về khả năng đặc trị bệnh dạ dày của trà dây, các nhà nghiên cứu cho rằng những hợp chất hữu ích trong trà có khả năng làm sạch vi khuẩn Helicobarter Pylori (khuẩn HP) trong dạ dày. Vi khuẩn HP trước đây có tên gọi Campylobacter pylori, là một loại xoắn khuẩn gram âm, sống chủ yếu trong lớp nhày trên bề mặt niêm mạc dạ dày.

Trong quá trình sinh trưởng, vi khuẩn HP sẽ sản sinh urease – chất này có thể phá huỷ thành niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày bị tổn thương, viêm nhiễm. Đặc biệt, do tác động của urease và acid dạ dày nên các vết viêm nhiễm sẽ khó lành, thậm chí phát triển thành loét.

Ngoài chống lại vi khuẩn HP, trà dây còn hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày nhờ khả năng chống viêm của flavonoid. Các thống kê trên bệnh nhân viêm dạ dày cho thấy, sau khi uống trà dây, mức độ viêm dạ dày của bệnh nhân giảm xuống rõ rệt. Thậm chí, phần lớn bệnh nhân đã hết viêm hoặc chỉ còn viêm dạ dày ở mức độ nhẹ.

Ngoài phòng và hỗ trợ nhiều chứng bệnh liên quan đến dạ dày, trà dây còn có nhiều công dụng khác cho sức khỏe như:

– Hỗ trợ điều trị ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị, viêm hang vị dạ dày, sưng dạ dày, xung huyết

– Hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (khuẩn HP), giúp vết viêm loét nhanh lành để bệnh viêm loét dạ dày, viêm hang vị dạ dày nhanh khỏi

– Tác dụng an thần, giải quyết tình trạng mất ngủ

– Ổn định huyết áp, phòng chống huyết áp cao

– Giải độc cho cơ thể, tăng cường chức năng gan, thận

– Tác dụng thanh thử nhiệt, giải độc, tiêu viêm

– Hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh khác như mụn nhọt, nhũ ung, vị thống, tê thấp…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *