Skip to content
Home » Nghiên cứu quy trình sản xuất thuốc Ampelop từ chè dây GS-TS Phạm Thanh Kỳ

Nghiên cứu quy trình sản xuất thuốc Ampelop từ chè dây GS-TS Phạm Thanh Kỳ

Bài viết được trích từ tài liệu: “Nghiên cứu quy trình sản xuất thuốc Ampelop từ chè dây để điều trị loét dạ dày – hành tá tràng” của GS-TS Phạm Thanh Kỳ

Traday xin trích dẫn một phần cuốn sách

Loét dạ dày hành tá tràng là một bệnh khá phổ biến trong cộng đồng, ở nhiều nước tỉ lệ mắc bệnh khoảng 10% dân số, ở Việt Nam khoảng 6-7%. Bên cạnh dùng thuốc có nguồn gốc hóa dược việc nghiên cứu những bài thuốc, cây thuốc sẵn có trong nước để điều trị bệnh loét dạ dày – hành tá tràng luôn được nhiều nhà khoa học và sản xuất dược phẩm quan tâm.

Chè dây trị loét dạ dày

Chè dây trị loét dạ dày

Chè dây là một cây thuốc chưa được ghi vào danh mục “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS Đỗ Tất Lợi. Nhân dân địa phương miền núi có cây chè dây mọc hoang như Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang… thường nấu nước uống như nước chè. Bệnh viện Y học dân tộc tỉnh Cao Bằng và bệnh viện Y học dân tộc quân đội dùng chè dây để sắc hay hãm uống chữa đau dạ dày.

Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu cây chè dây về mặt thực vật, thành phần hóa học, độc tính, một số tác dụng sinh học và đưa  ra chế phẩm Ampelop điều trị loét dạ dày – hành tá tràng ở giai đoạn I đã được nghiệm thu.

Để có chế phẩm đưa ra phục vụ rộng rãi ở cộng đồng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu giai đoạn II với tên đề tài là: “Nghiên cứu quy trình sản xuất thuốc Ampelop từ chè dây để điều trị loét dạ dày – hành tá tràng và tiếp tục đánh giá tác dụng lâm sàng của thuốc.

Thử tác dụng diệt xoắn khuẩn Helicobacter pylori (HP)

Chế phẩm thử: Bột AMPELOP chiết từ chè dây pha thành dung dịch 1% (10mg/1ml)

Ampelop

Thuốc chữa viêm dạ dày

Môi trường và trang thiết bị nuôi cấy:

+ Môi trường canh thang Trytone Soya broth dùng để bảo quản và vận chuyển các mảng sinh thiết

+ Môi trường thạch máu

+ Trang thiết bị, dụng cụ:

  • Tủ ấm CO2, 37 độ C
  • Túi tạo khí Campy-Pak của hãng BBL
  • Máy li tâm 3000 vòng/ phút
  • Micropipet loại 20 microlit
  • Kính hiển vi CD 50 OLYMPUS (Nhật)
  • Đĩa petri đường kính 9cm
  • Bình Jaz cấy kị khí

Các khoanh giấy đã tẩm sẵn kháng sinh chuẩn Amoxicilline (30 microgam) của hãng BBL còn hạn sử dụng.

Các khoanh giấy đường kính 7mm đã tiệt trùng để tẩm chế phẩm thử.

Kit Pyloritek Test SERIM (USA) để chẩn đoán men urease hoạt động của Helicobacter pylori trong mảnh sinh thiết của người mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng (DDTT)

– Vi khuẩn thử: HP được phân lập từ mẫu bệnh phẩm sinh thiết bằng nội soi của bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng đang hoạt động tại phòng nội soi và nuôi cấy tại khoa Vi sinh vật, bệnh viện Trung ương quân đội 108.

Tiêu chuẩn mẫu sinh thiết: Mẫu phải lấy từ hang vị dạ dày của bệnh nhân không phân biệt giới, lứa tuổi, có viêm loét DDTT đang hoạt động, không dùng kháng sinh trong vòng 6 tháng, viêm loét không phải do dùng các chất non-steroid, thử clortest cho dương tính, đồng thời ghi rõ họ tên, tuổi của bệnh nhân lấy mẫu. Bảo quản trong ống nghiệm có môi trường canh thang Trytone Soya broth và phải nuôi cấy trong vòng 120 phút sau khi lấy

– Phương pháp nghiên cứu:

+Thử sơ bộ khả năng ức chế HP của chế phẩm bằng phương pháp ức chế trực tiếp:

Mẫu sinh thiết được nghiền nát trong môi trường canh thang Trytone Soya broth, lấy môi trường có vi khuẩn HP này cấy ria lên môi trường Helicobacter Agar. Lấy 0,5ml dung dịch chế phẩm thử láng đều trên bề mặt đĩa môi trường đã cấy HP, nuôi cấy ở 37 độ C trong tủ ấm có 10% khí CO2 hoặc trong túi Campy – Pak.

Song song làm đĩa mẫu đối chứng không có chất thử.

Đánh giá kết quả sau 5 ngày nuôi cấy, so sánh với mẫu đối chứng (thí nghiệm được làm lặp lại 3 lần).

CHÈ DÂY AMPELOP

+Xác định nồng độ có khả năng ức chế vi khuẩn HP của chế phẩm thử

Làm kháng sinh đồ theo phương pháp khuếch tán trên môi trường (phương pháp Kirby-Bauer): dùng miceopipet hút lượng dung dịch chứa các chất định thử có nồng độ định trước nhỏ lên các khoanh giấy có đường kính 7mm đã được tiệt trùng.

Dung dịch ampelop có các hàm lượng: 200, 150, 100, 75, 50 microgam.

Các đĩa môi trường được láng đều vi khuẩn HP đã phân lập với nồng độ xấp xỉ 10^8 vi khuẩn / 1ml. Sau khi đặt các khoanh giấy tẩm các chất thử trên được nuôi cấy ở 37 đọ C trong tủ ấm có 10% khí CO2 hoặc trong túi Campy – Pak. Đọc kết quả sau 5 ngày kể tuef khi nuôi cấy.

Dùng các khoanh giấy tẩm kháng sinh chuẩn Amoxicillin 39 microgam làm đối chứng. Tất cả các thí nghiệm đều được làm lại 3 lần

Quy định đường kính vòng ức chế của hãng BBL với mẫu chuẩn đối chứng Amoxicillin (Amo C-30) 30microgam như sau:

  • Đường kính >18mm: nhạy cảm (S)
  • Đường kính 14-17mm: trung gian (I)
  • Đường kính <13mm: đề kháng (R)

kết quả vòng vô khuẩn

Nghiên cứu sản xuất thuốc Ampelop từ chè dây

1/ Nguyên liệu: Chè dây mua tại Cao Bằng đạt tiêu chuẩn cơ sở (TCCS)

Chè dây

Người dân thu hái chè dây

2/ Máy móc, thiết bị:

+ Bình ngấm kiệt

+Nồi cất thu hồi dung môi

+Máy hút chân không

+Phễu lọc

+Rây các cỡ

+Máy trộn

+Máy nghiền ERWEKA

+Máy sát hạt

+Máy đóng nang thủ công và máy đóng nang tự động

+Tủ sấy gió nóng

+Thùng pha chế Inox

3/ Phương pháp nghiên cứu

+Chiết xuất hoạt chất trong chè dây bằng phương pháp ngấm kiệt với cồn 70%

+Định tính bằng phản ứng hóa học và sắc kí lớp mỏng

+Định lượng flavonoid toàn phần bằng phương pháp cân

+Xác định độ ẩm theo phương pháp của Dược điển Việt Nam II

+Thử độ đồng đều khối lượng theo Dược điển Việt Nam II

+Thử độ tan rã theo Dược điển Việt Nam II (Thuốc nang)

+Thử độ nhiễm khuẩn theo Dược điển Việt Nam II

+Kiểm nghiệm nguyên liệu đóng nang: Bột Ampelop và viên nang Ampelop theo tiêu chuẩn cơ sở.

Thử tác dụng của thuốc AMPELOP trên lâm sàng

1/ Mục đích nghiên cứu

– Đánh giá tác dụng của thuốc Ampelop làm giảm các triệu chứng lâm sàng của loét dạ dày tá tràng

– Đánh giá tác dụng của thuốc Ampelop làm lành vết loét dạ dày hành tá tràng.

– Nghiên cứu tác dụng phụ của thuốc Ampelop trong điều trị loét dạ dày hành tá tràng.

2/ Đối tượng nghiên cứu

– Hơn 60 bệnh nhân từ 19 đến 70 tuổi

– Nội soi có loét dạ dày hoặc loét tá tràng, hoặc loét cả 2

– Xét nghiệm tìm HP dương tính trên cả test urease và mô bệnh học.

– Loại bỏ nghiên cứu: Những bệnh nhân bỏ dở thuốc hoặc uống thuốc không đầy đủ theo quy định.

3/ Phương pháp nghiên cứu:

– Bệnh nhân chọn vào nghiên cứu được làm bệnh án theo mẫu nghiên cứu, theo dõi diễn biến các triệu chứng trước và sau điều trị theo các mức độ.

– Loét dạ dày tá tràng được chẩn đoán và đánh giá qua nội soi trước và sau điều trị theo : vị trí, số lượng, kích thước và tính chất ổ loét.

– Xác định nhiễm HP bằng các mẫu sinh thiết lấy từ vùng hang vị và được xác định bằng hai phương pháp

+ Test ureaes (sử dụng dung dịch ure – indol do Viện vệ sinh dịch tễ pha chế)

  • Dương tính (+): ít HP, chuyển màu sau 2h
  • Dương tính (++): Mức độ vừa, chuyển màu trong vòng 15p đến 2h
  • Dương tính (+++); Mức độ nặng, chuyển màu trong vòng 15p

+ Mô bệnh học: Mức độ nhiễm HP trên các tiêu bản nhuộm Giemsa được đánh giá theo số lượng vi khuẩn trên một vi trường.

Bài viết cung cấp những thông tin về đề tài nghiên cứu sản xuất thuốc Ampelop từ chè dây để điều trị loét dạ dày hành tá tràng. Bạn đọc có thể tham khảo thêm các nghiên cứu về chè dây tại website Traday.org

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *